[tintuc]
Mối ghép bằng ren là mối ghép rất phổ biến không chỉ trong ngành chế tạo máy, mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều mối ghép ren ngay trong cuộc sống quanh ta từ những đồ dùng vật dụng nhỏ bé đến các thiết bị máy móc chuyên nghiệp như bánh xe đẩy trục ren, bánh xe cọc vít, bánh xe ty ren. Đơn giản nhất là các con ốc vít, bulong, thực sự là quá phổ biến đúng không các bạn.
Mặc dù nó rất phổ biến như vậy nhưng thử hỏi những người không chuyên cơ khí liệu bao nhiêu người nhận biết và phân biệt ren phải và ren trái. Ngay cả khi có những người học chuyên ngành cơ khí chế tạo ra cũng chưa biết cách nhận biết và đặc biệt là các bạn sinh viên khi mà chưa được trải nghiệm thực tế nhiều. Các bạn sinh vien hãy tự hỏi mình xem mình đã phân biệt được ren phải và ren trái hay chưa?
Chính vì vậy, mặc dù rất đơn giản hôm nay Bánh xe đẩy inox Colson sưu tầm và chia sẻ kiến thức về phần này. Nếu bạn nào biết rồi thì mong các bạn góp ý, bạn nào chưa biết thì chúng ta cùng học tập nhé.
Mối ghép ren thuộc loại mối ghép tháo được, các tấm ghép được liên kết với nhau nhờ các chi tiết máy có ren, như: bu lông, vít, vít cấy, đai ốc, các lỗ có ren.....
Về phân loại ren:
- Căn cứ theo hướng đi lên của ren:
+ Ren phải: đi lên từ trái sang phải.
+ Ren trái: đi lên từ phải sang trái.
- Căn cứ theo số đầu mối:
+ Ren một đầu mối.
+ Ren hai, ba đầu mối.
- Căn cứ theo công dụng:
+ Ren ghép chặt: dùng để ghép chặt các chi tiết máy lại với nhau.
+ Ren ghép chặt khít: Ngoài chức năng ghép chặt các chi tiết máy còn có chức năng giữ không cho chất lỏng hay chất khí chảy qua.
+ Ren truyền động: Dùng để truyền chuyển động như trong cơ cầu vít me - đai ốc
+ Ren chịu tải: Dùng trong cơ cấu kích ép
Với phạm vi trong bài viết này chia sẻ về cách nhận biết và phân biệt ren hệ met - ren hệ anh,ren trái - ren phải và công dụng của chúng.
- Ngược lại khi tiện ren trái thì một trong hai điều kiện trên ngược lại: hoặc trục của phôi quay theo chiều ngược( thuận chiều kim đồng hồ khi nhìn vào mặt đầu mâm cặp), hoặc là bàn xe dao chạy nghich từ trái sang phải.
- Chiều xiết chặt: Ren phải thì vặn xiết chặt là theo chiều kim đồng hồ. Còn ren trái thì vặn xiết chặt ngược chiều kim đồng hồ. Ngoài thực tế Nếu chỉ nói ren thì chúng ta ngầm hiểu đó là ren phải.
Có 3 cách để phân biệt ren phải và ren trái.
- Cách 1: Quy tắc bàn tay. Đặt bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều của trục xoắn vít. ngón tay cái choãi ra chỉ hướng xoắn của ren. Nếu hướng xoắn theo bàn tay phải là ren phải. ngược lại là ren trái.
- Cách 2: Dựa vào hướng ren chuyển động: đặt trục vít thẳng đứng, nhìn thấy đường ren chuyển động xoắc ốc lên trên theo chiều phải là ren phải , còn đường ren lên theo chiều trái là ren trái.
Trên đây vừa chia sẻ một phần nhỏ kiến thức về ren đó là cách
nhận biết, phân biệt ren hệ met và ren hệ anh. cách nhận biết và phân
biệt ren phải và ren trái.
Mối ghép bằng ren là mối ghép rất phổ biến không chỉ trong ngành chế tạo máy, mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều mối ghép ren ngay trong cuộc sống quanh ta từ những đồ dùng vật dụng nhỏ bé đến các thiết bị máy móc chuyên nghiệp như bánh xe đẩy trục ren, bánh xe cọc vít, bánh xe ty ren. Đơn giản nhất là các con ốc vít, bulong, thực sự là quá phổ biến đúng không các bạn.
Mặc dù nó rất phổ biến như vậy nhưng thử hỏi những người không chuyên cơ khí liệu bao nhiêu người nhận biết và phân biệt ren phải và ren trái. Ngay cả khi có những người học chuyên ngành cơ khí chế tạo ra cũng chưa biết cách nhận biết và đặc biệt là các bạn sinh viên khi mà chưa được trải nghiệm thực tế nhiều. Các bạn sinh vien hãy tự hỏi mình xem mình đã phân biệt được ren phải và ren trái hay chưa?
Chính vì vậy, mặc dù rất đơn giản hôm nay Bánh xe đẩy inox Colson sưu tầm và chia sẻ kiến thức về phần này. Nếu bạn nào biết rồi thì mong các bạn góp ý, bạn nào chưa biết thì chúng ta cùng học tập nhé.
Mối ghép ren thuộc loại mối ghép tháo được, các tấm ghép được liên kết với nhau nhờ các chi tiết máy có ren, như: bu lông, vít, vít cấy, đai ốc, các lỗ có ren.....
Về phân loại ren:
- Căn cứ theo hướng đi lên của ren:
+ Ren phải: đi lên từ trái sang phải.
+ Ren trái: đi lên từ phải sang trái.
- Căn cứ theo số đầu mối:
+ Ren một đầu mối.
+ Ren hai, ba đầu mối.
- Căn cứ theo công dụng:
+ Ren ghép chặt: dùng để ghép chặt các chi tiết máy lại với nhau.
+ Ren ghép chặt khít: Ngoài chức năng ghép chặt các chi tiết máy còn có chức năng giữ không cho chất lỏng hay chất khí chảy qua.
+ Ren truyền động: Dùng để truyền chuyển động như trong cơ cầu vít me - đai ốc
+ Ren chịu tải: Dùng trong cơ cấu kích ép
Với phạm vi trong bài viết này chia sẻ về cách nhận biết và phân biệt ren hệ met - ren hệ anh,ren trái - ren phải và công dụng của chúng.
* Phân biệt ren hệ met và ren hệ anh ( hệ inch )
- Ren hệ met : Profin của ren là tam giác đều, góc ở đỉnh là 60° . Ren hệ mét ký hiệu là M. Kích thước của ren hệ mét được đo bằng milimét. Ren hệ met phận loại là ren bước lớn và ren bước nhỏ. Ký hiệu của ren bước lớn là chữ M kèm theo kích thước về đường kính: M14, M16.... Còn ký hiệu của ren bước nhỏ thì công thêm chỉ số về bước ren: ví dụ: M10x0.75 ; M12x1.....
- Ren hệ anh( ren inch): Profin của ren là tam giác cân, góc ở đỉnh là 55°. Đường kính được đo bằng đơn vị inch. Bước ren được đặc trưng bằng số ren trên chiều dài 1 inch.
=> Ngoài thực tế để đo bước ren hay để kiểm tra bước ren thì người ta hay dùng là dưỡng đo ren, dạng như sau:* Phân biệt ren phải và ren trái
- Đa phần thì ren được chế tạo theo chiều phải gọi là ren phải. Và khi chế tạo bằng cách tiện, trục của phôi quay theo chiều thuận (tức là ngược chiều kim đông hồ khi nhìn vào mặt đầu mân cặp), còn bàn xe dao chạy thuận từ phải sang trái.- Ngược lại khi tiện ren trái thì một trong hai điều kiện trên ngược lại: hoặc trục của phôi quay theo chiều ngược( thuận chiều kim đồng hồ khi nhìn vào mặt đầu mâm cặp), hoặc là bàn xe dao chạy nghich từ trái sang phải.
- Chiều xiết chặt: Ren phải thì vặn xiết chặt là theo chiều kim đồng hồ. Còn ren trái thì vặn xiết chặt ngược chiều kim đồng hồ. Ngoài thực tế Nếu chỉ nói ren thì chúng ta ngầm hiểu đó là ren phải.
Có 3 cách để phân biệt ren phải và ren trái.
- Cách 1: Quy tắc bàn tay. Đặt bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều của trục xoắn vít. ngón tay cái choãi ra chỉ hướng xoắn của ren. Nếu hướng xoắn theo bàn tay phải là ren phải. ngược lại là ren trái.
- Cách 2: Dựa vào hướng ren chuyển động: đặt trục vít thẳng đứng, nhìn thấy đường ren chuyển động xoắc ốc lên trên theo chiều phải là ren phải , còn đường ren lên theo chiều trái là ren trái.
Cách 3: Trên đầu
vít thì người ta tiện 1 rãnh vòng thành các hình quả trám hoặc ghi kích
thước có phụ trú để trách hiện tượng nhầm lẫn xảy ra.
- Ren trái thường ít sử dụng hơn là ren phải, tuy nhiên nó được sử
dụng phù hợp với công dụng cần thiết như dùng trong bộ tăng giảm lực
căng dây cáp, dùng kẹp ép.....Ngoài ra ren trái thì phòng lỏng rất tốt
cho mối ghép ren. Với nguyên tắc để mối ghép ren không tháo được là
chiều quay của vít hay đai ốc phải ngược lại với chiều ren. Vì vậy ren
trái phải dùng vặn trên các vật phải quay theo chiều kim đồng hồ lúc làm
việc.
Nguồn : cokhithanhduy.com
[/tintuc]